Chuyến đi có phần “bão tố” của một chàng trai có tên Sơn Hà, khi bị dàn cảnh móc túi giữa trời Âu.

Chuyện xảy ra trong những ngày cuối của chuyến đi Châu Âu 3 tuần của gia đình Sơn. Lẽ ra đây là 1 chuyến đi rất vui khi gia đình cậu được gặp những người thân ở ở Solvakia, cho cả nhà nhiều trải nghiệm khám phá phong cảnh, ẩm thực, văn hóa và cuộc sống… thực sự rất quý giá.

Đáng tiếc là trước khi về, kẻ gian đã thành công trong lần thứ 2 nhắm vào gia đình cậu, lấy đi phần nhiều số tiền còn lại và giấy tờ tùy thân. (Anh minh họa)
Đáng tiếc là trước khi về, kẻ gian đã thành công trong lần thứ 2 nhắm vào gia đình cậu, lấy đi phần nhiều số tiền còn lại và giấy tờ tùy thân. (Ảnh minh họa)

Lần thứ nhất gặp “nữ hoàng móc túi”

Chàng trai có tên Sơn đã chia sẻ lại câu chuyện bị móc túi đầy bức xúc trên trang cá nhân của mình: “Chuyện là như này: Mình vẫn có tâm lý đề phòng khi đi du lịch xa nhà. Cá nhân mình đã biết vài kiểu các bạn ở Ý lừa mua hoa, chụp ảnh lấy tiền, nhưng đó là chuyện nhỏ như con thỏ. Anh chị em bạn dì đã dặn là không nói chuyện với ai, không cầm cái gì, cẩn thận ở Pháp và Ý vì ăn cắp như ranh.

Chú chị mình bị móc gần 2.000 Euro (hơn 60 triệu đồng) trong ngăn kéo ví khi bị kẻ gian ở Ý giả làm cảnh sát kiểm tra giấy tờ trong vòng 5 giây. Cô em thì cũng vừa bị móc ngay tại quê nhà thứ 2 – Pháp. Thế nhưng kẻ gian thì siêu lắm.

Lần thứ 1 bị "dòm ngó" tại Ý, gia đình Sơn đã thoát được. (ảnh minh họa).
Lần thứ 1 bị “dòm ngó” tại Ý, gia đình Sơn đã thoát được. (ảnh minh họa).

Lần thứ nhất nhà mình bị móc là trên tàu điện ngầm ở Ý. Giờ tan tầm, rất đông. Nhà mình đi 1 tốp 5 người, mẹ mình bị dồn về 1 góc của khoang hành khách, cách mọi người 1 mét trong lúc cả nhà vượt biển người lên tàu. Vừa vào trong, có 2 người trên khoang nói thầm với mình và em gái cảnh giác cô gái đứng cạnh mẹ mình vì đó là “nữ hoàng móc túi” của tuyến tàu này.

Ngay lập tức mình quay sang nói mẹ cẩn thận túi, mẹ sờ xuống thì cô này đã mở được 1/2 khóa zip. Mọi thứ diễn ra trong vòng 5s. Bị phát hiện, nữ hoàng móc túi chui ra khỏi khoang tàu ngay và luôn. Rất may, chưa mất gì.

Đã gặp may mắn lần đầu. Tuy nhiên, đến lần thứ 2, dù mang tâm lý phòng bị kỹ càng,  gia đình Sơn vẫn không “thoát” nổi.

Lần thứ 2 “gặp nạn” ở London

Sơn kể: “Lần thứ 2 bị móc và cũng là lần bị móc thành công thì ở London. Đi London mình có cảm giác an toàn hơn, có lẽ vì không còn ngại ngần đôi lúc ngôn ngữ bất đồng như ở khối Schengen. Cái mình lo hơn khi đến những chỗ đông đúc là chuyện bạo động, xả súng, đánh bom liều chết,… khi ở Anh đợt vừa rồi có vài vụ lớn lớn, lại vừa có cả diễu hành Pride Day lẫn ngày hội đi bộ cùng một thời điểm, thậm chí trong cùng 1 ngày.

Máy bay trực thăng liên tục bay đứng tại một số địa điểm nổi tiếng và đông người như cầu Tower Bridge, cung điện… xe chữa cháy và cứu hộ cũng đi lại rất nhiều. Bụng bảo dạ: tỷ lệ xảy ra còn thấp hơn tỷ lệ tai nạn giao thông ở VN, rồi cứ thế mà đi chứ chẳng nhẽ ru rú trong nhà?

Chiêu giả bộ cãi lộn được dân móc túi dùng triệt để trong kỳ Olympics ở London
Chiêu giả bộ cãi lộn được dân móc túi dùng triệt để trong kỳ Olympics ở London

Bình thường mình cũng không mang passport theo làm gì, nhưng hôm đấy em họ mình ở Portsmouth nói nên mang theo vì những ngày như thế này nhiều cảnh sát hỏi thăm vì lý do an ninh, mang đi cho chắc, khỏi lại mất công rắc rối rách việc. Chuyện xảy ra khi mình đi và mẹ đi mua kem (bố mình cứ có kem với bia là muốn gì cũng được), còn bố và cô đứng góc đường đợi. Mình luôn để thẻ tín dụng đằng sau ốp điện thoại nhưng mẹ lại muốn tiêu nốt đống xu cho đỡ nặng túi, nên giở túi xu và tiền giấy, lấy tờ 20 Euro ra để trả tiền mặt. Có thể kẻ gian đã để ý từ lúc này.

Mình cầm điện thoại chơi FB vì hàng rất dài và phục vụ khá lâu.

Khi mình đứng chờ, một đám nam thanh nữ tú (khoảng 6,7 người, ăn vận trẻ trung, lịch sự) đùa nhau và va vào mình rất mạnh, hất tay làm rơi điện thoại của mình xuống đất, vỡ màn hình. Họ còn giúp mình nhặt lên và nhanh chóng – với một thái độ rất lịch sự và thành khẩn – đề nghị đền £50 trước khi mình và mẹ kịp nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu hay nói bất kỳ lời nặng nề nào.

Mình từ chối mấy lần, rồi cũng vui vẻ cầm vì đã lỡ rồi chứ sao giờ, và còn nghĩ bụng ở xứ mình, việc tìm được ai tốt như Sơn trong Sống chung với mẹ chồng, đụng xe xong vẫn ân cần đưa vào bệnh viện, kèm 5tr tiền bồi dưỡng, chỉ có trên phim. Đúng là chỉ có trên phim…”

Người ta thường bị mất đồ khi mải tập trung vào việc khác hay có quá nhiều thứ xảy ra cùng lúc
Người ta thường bị mất đồ khi mải tập trung vào việc khác hay có quá nhiều thứ xảy ra cùng lúc

Cuối cùng, lúc nhìn lại, thì toàn bộ giấy tờ và tiền gia đình Sơn mang theo, đã mất. Cảnh sát nói tại địa điểm nhà Sơn bị mất cũng cũng có hàng chục trường hợp trình báo bị móc túi vì nhộn nhịp hơn bình thường khá nhiều, và mọi người mải vui, không đề phòng.

Kinh nghiệm “bảo toàn tài sản” khi đi du lịch

Trên trang cá nhân, Sơn đã chia sẻ về “tai nạn” của mình, không phải để “dọa” mọi người khi đi du lịch Châu Âu, vì ở đâu cũng có kẻ gian hoạt động. Mà điều cậu mong muốn là mọi người hãy cẩn thận khi bắt đầu du lịch nước ngoài. Cá nhân cậu thấy vẫn cực kỳ hài lòng với chuyến đi này. Sơn đã đưa ra một vài tips hữu ích để mọi người có được chuyến du lịch vui vẻ.

  1.  Chuyện gì xảy ra cũng phải bình tĩnh giải quyết, không biết gì thì hỏi bạn bè người quen hoặc nhanh nhất là Google. Sau khi phát hiện bị mất đồ, gia đình Sơn đã báo Đại sứ quán và nhanh chóng làm lại giấy tờ.
  2. Luôn mang bản photo công chứng giấy tờ tùy thân để dùng trong trường hợp giấy tờ chính bị thất lạc.
  3. Cảnh giác với nhóm người đông đúc, cười nói. Phản ứng quyết liệt khi có nghi ngờ bị dàn cảnh móc túi.
  4.  Nên đeo ba lô ngược, cầm chắc túi đồ đi qua nơi đông đúc. Mua ruột tượng đeo trong áo, cất gì cũng an toàn.
  5. Chia tiền ra làm nhiều phần, để ở nhiều nơi khác nhau và chia ra cho các thành viên giữ. Để nếu bị móc túi thì không mất quá nhiều…

Theo YAN

Similar Posts

Leave a Reply