8 Th9 2020Đi châu ÂuBạn nghĩ gì về bài viết này? Bạn có phân biệt được bức ảnh nào chụp ở Pháp, và bức nào chụp ở Sky City, Trung Quốc? Nhiếp ảnh gia kiêm dân Paris “xịn” François Prost dành một tuần vào năm 2017 để đến Sky City, một khu nhà ở ngoại ô thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để chụp các công trình nhái hàng loạt tác phẩm ở thủ đô Pháp. Các bức ảnh François Prost chụp giống nhau đến mức không nhiều du khách phân biệt được đâu là Paris, đâu là cảnh được tái hiện. Những bức ảnh này của anh hiện được in thành sách với tiêu đề Paris, Trung Quốc, dự kiến ra mắt ngày 10/9 và có mặt trên các trang bán hàng trực tuyến từ 30/11. Điều khiến nhiếp ảnh gia ấn tượng là các điểm đến nổi tiếng ở Paris hoàn toàn vắng khách trong ngày đầu tới Sky City. Nhưng anh thích điều này: “Tôi thích một Hàng Châu với những khung cảnh giống Paris, nhưng lại không có khách du lịch, thay vào đó là những cư dân sống ở đây”. Ngồi trong căn hộ thuê trên Airbnb và nhìn ra tháp Eiffel ở Trung Quốc cũng là trải nghiệm kỳ lạ với nhiếp ảnh gia. Trong các bức ảnh anh đặt cạnh nhau để so sánh sự khác biệt, các tác phẩm gốc chụp tại Paris luôn nằm bên trái, còn ở Hàng Châu nằm ở bên phải. Anh đã chụp hàng trăm bức ảnh ở Sky City, và sau đó mất nhiều thời gian để tìm ra các địa điểm tương tự ở Paris để ghi lại. Anh cho biết có ba khu vực chính ở thành phố nhái trông giống Paris, đó là tháp Eiffel, điện Versailles và các đại lộ với những tòa nhà mô phỏng kiến trúc châu Âu. Với tư cách là dân thổ địa ở Paris, anh có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt. Nhưng với những người không sống ở Paris, nhiếp ảnh gia tin rằng họ sẽ khó phân biệt chính xác đâu là Paris của Pháp và đâu là Paris ở Trung Quốc. Tuy nhiên anh cũng cho biết ngoài kiến trúc, không còn bất kỳ điều gì ở đây khiến anh liên tưởng đến Paris. Không khí, cuộc sống, thói quen, trang phục… của người dân đều mang phong cách Trung Quốc. “Nó khiến tôi nghĩ rằng một địa danh chủ yếu được hình thành bởi con người, chứ không phải kiến trúc. Điều này khiến tôi có ý tưởng chụp ảnh chân dung mọi người sống ở hai nơi”. Trên ảnh là một công nhân ở Paris (trái) và ở Sky City (phải). Khu vực nhìn ra tháp Eiffel thật và giả cũng luôn có nhiều cặp đôi đến chụp ảnh cưới hoặc lưu niệm. Anh Minh (Theo Insider/VNExpress)
Nhiếp ảnh gia kiêm dân Paris “xịn” François Prost dành một tuần vào năm 2017 để đến Sky City, một khu nhà ở ngoại ô thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để chụp các công trình nhái hàng loạt tác phẩm ở thủ đô Pháp. Các bức ảnh François Prost chụp giống nhau đến mức không nhiều du khách phân biệt được đâu là Paris, đâu là cảnh được tái hiện. Những bức ảnh này của anh hiện được in thành sách với tiêu đề Paris, Trung Quốc, dự kiến ra mắt ngày 10/9 và có mặt trên các trang bán hàng trực tuyến từ 30/11. Điều khiến nhiếp ảnh gia ấn tượng là các điểm đến nổi tiếng ở Paris hoàn toàn vắng khách trong ngày đầu tới Sky City. Nhưng anh thích điều này: “Tôi thích một Hàng Châu với những khung cảnh giống Paris, nhưng lại không có khách du lịch, thay vào đó là những cư dân sống ở đây”. Ngồi trong căn hộ thuê trên Airbnb và nhìn ra tháp Eiffel ở Trung Quốc cũng là trải nghiệm kỳ lạ với nhiếp ảnh gia. Trong các bức ảnh anh đặt cạnh nhau để so sánh sự khác biệt, các tác phẩm gốc chụp tại Paris luôn nằm bên trái, còn ở Hàng Châu nằm ở bên phải. Anh đã chụp hàng trăm bức ảnh ở Sky City, và sau đó mất nhiều thời gian để tìm ra các địa điểm tương tự ở Paris để ghi lại. Anh cho biết có ba khu vực chính ở thành phố nhái trông giống Paris, đó là tháp Eiffel, điện Versailles và các đại lộ với những tòa nhà mô phỏng kiến trúc châu Âu. Với tư cách là dân thổ địa ở Paris, anh có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt. Nhưng với những người không sống ở Paris, nhiếp ảnh gia tin rằng họ sẽ khó phân biệt chính xác đâu là Paris của Pháp và đâu là Paris ở Trung Quốc. Tuy nhiên anh cũng cho biết ngoài kiến trúc, không còn bất kỳ điều gì ở đây khiến anh liên tưởng đến Paris. Không khí, cuộc sống, thói quen, trang phục… của người dân đều mang phong cách Trung Quốc. “Nó khiến tôi nghĩ rằng một địa danh chủ yếu được hình thành bởi con người, chứ không phải kiến trúc. Điều này khiến tôi có ý tưởng chụp ảnh chân dung mọi người sống ở hai nơi”. Trên ảnh là một công nhân ở Paris (trái) và ở Sky City (phải). Khu vực nhìn ra tháp Eiffel thật và giả cũng luôn có nhiều cặp đôi đến chụp ảnh cưới hoặc lưu niệm. Anh Minh (Theo Insider/VNExpress)