Champ Elysees chỉ dài có 1900 mét, những tiếng tăm của nó lại vang xa trãi dài khắp thế giới. Suốt chiều dài 200 năm lịch sử của nước nó,, đại lộ Champs Elysees là nơi diễn ra nhiều biến cố lịch sử của Pháp quan trọng đôi lúc vui vẻ lắm lúc đau thương.

Lần đầu tiên tôi có mặt trên đường Champ Elysee là vào năm 2021, lúc chúng tôi chuôi lên từ một trạm ga tàu điện ngầm. Cái mà chúng tôi nhìn thấy một nhà hàng VN ,có tên là “Chào Bà” hay là Cháo… Già gì đó, năm ở một con đường cắt ngang khiến tôi phải ngẩn tò te ngẫm nghĩ. Điều mà tôi ngẫm nghĩ đó xin các bạn đọc hồi sau sẽ rõ, đối diện với nhà hàng Cháo…Già, mà tôi không chắc ngày nay nó còn hay đã mất là một quảng trường khá lớn mà tôi nay cũng không còn nhớ , con đường Champs-Élysées băng mình qua một hàng cây mà mỗi khi nói đến , khiến người ta cũng nhớ đến đến các sự kiện …chiến tranh Pháp Phổ hay sự kiện Đức Quốc Xã chiếm đóng, mà ngày nay người ta vẫn có thể tìm ra các dấu ấn còn ghi dấu trên con đường.
Paris có khoảng 6,000 con đường và cũng gần từng ấy ống cống ngầm. Phần lớn các con đường (phố) mang tên các nhân vật lịch sử. Thế nhưng thành phố Paris cũng có một số những con đường mang tên… lạ, như đường Con Mèo Câu Cá – Rue du Chat qui Pêche -, đường Rue des Boulets hay con đường Hình Viên Đạn … và dù con đường nghe quen hay lạ, tên của đường phố Paris chính là những tấm gương phản chiếu một giai đoạn lịch sử xây dựng Paris nào đó của Paris.
Thời Trung Cổ, người Paris thường đặt tên các con đường theo tên một phường nghề trong khu vực , chẳng hạn Rue des Boulangers tức đường ( phố) Thợ Làm Bánh Mỳ, hay Rue de la Ferronnerie: đường làm Nghề Sắt xây dựng. Dân chúng cũng hay gọi tên đường dựa vào các công trình gần đó, nhất là nhà thờ, các công trình tôn giáo hay liên hệ tới một vài chỉ dấu quen thuộc, như phố Cái Chùa,Cái Giếng , phố Cối Xay Gió… Theo thời gian Paris được mở rộng phố xá càng nhiều. Nếu vào cuối thế kỷ XIII, Paris có khoảng 300 đường phần lớn tập trung ở khu “Ile de la Cité”, thì vào thế kỷ XVII, Paris có khoảng 800 con đường (phố). Cũng chính vào thời này các vua Pháp như Henry V, Louis XIII và Louis XIV bắt đầu can thiệp vào việc đặt tên đường, nhằm để ca tụng công lao phúc đức của người hoàng gia. Cách Mạng Pháp 1789 đã tạo một bước ngoặt trong việc gọi tên đường. Ngay khi Cách Mạng nổ ra, nhiều tên các con đường gắn liền với chế độ quân chủ và Thiên Chúa Giáo tức khắc bị loại bỏ. Chữ Saint/Sainte bị xóa khỏi nhiều tên đường. Các tên gọi vinh danh các nhà hoạt động cách mạng và tôn vinh lý tưởng tự do, về các khái niệm bình đẳng, nhân quyền, tinh thần hòa hợp … được sử dụng nhiều hơn.Làn sóng thay đổi tên đường được khích lệ gần đây nhất là sau Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Những tên gọi đường gợi nhớ quá khứi nước Đức đã bị xóa bỏ. Để vinh danh những anh hùng, những người lính đã góp công giải phóng Paris khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức và để tưởng niệm những người đã anh dũng hy sinh bảo vệ Paris, chính quyền thành phố dùng tên của nhiều người trong số họ để đặt tên cho như một tấm bản đồ trực tuyến ở Paris.
Song hành với những con đường…nổi, Paris còn có những con đường chìm, được cho là bản sao của những con đường nổi bên trên. Các con đường ống cống ngầm cũng rất ngây hàng thắng táp và cũng vô cùng…hoành tráng. Hệ thống đường ống cống ngầm Paris cũng hiện đại muôn vẻ muôn màu. Thậm chí nó còn có một nhà bảo tàng để du khách có thể vào tham quan có tên là “Paris Sewer Museum”(Bảo tàng cống ngầm Paris),được xây dựng từ nhiều năm các thế kỷ trước, dài hàng ngàn cây số nhằm đảm bảo cho sự tuần hoàn nước trong thành phố, chống nguy cơ ngập úng do nước sông Seine mỗi khi paris có lũ lụt.
Trở lại những con đường bên trên mặt đất, thành phố Paris có một con đường không thể không ai không biết là con đường mang tên Boulevard de Champs Elysées,một đại lộ sang trọng lâu đời và cũng xa hoa lộng lẫy nhất nhì châu Âu.
Theo dòng chảy thời gian thì Champ Elysees từng là nơi chiến địa trong các lần can qua của các đoàn quân khét tiếng tàn bạo như Nga – Thổ – Anh.Đức. Đại lộ Champ Elysees còn là nơi để đoàn quân bách chiến bách thắng Napoleon trở về, hát vang khúc hát khải hoàn sau một số trận thắng vinh quang và đẫm máu. Khởi thủy vào năm 1616, Champ Elysees đựoc xây dựng theo thiết kế của André Le Nôtre, con đường được đặt tên là “Grande Allée du Roule”, nằm tách ra khỏi đám đông các thần dân bởi những tòa dinh thự bao quanh. Nhưng vào năm 1694 con đường chính thức đổi tên là Champs-Elysées , cái tên bắt nguồn từ chữ “Elusia” trong thần thoại La Hy , có nghĩa là nơi an nghỉ cuối cùng của các linh hồn anh hùng và các thánh nữ. Năm 1724, Đại lộ được mở dài đến đồi Chaillot nay là quảng trường l’Etoile nơi tọa lạc của Khải Hoàn Môn. Năm 1838 người ta cho xây thêm công viên Champs-Elysees, và cho làm thêm các vỉa hè có lắp đèn chiếu sáng và các công trình phun nước. Khởi đầu năm 1900 đại lộ Champs-Elysees xuất hiện thêm các nhà hàng và khách sạn, khi có tuyến đường tàu điện ngầm số 1 Paris chạy đến ga Etoile. Đến năm 1994 kiến trúc sư Bernard Huyet cho thiết kế thêm những lối đi bộ trên hai bên và tiếp đó ông cho xây thêm một số bãi đỗ xe ngầm và trồng nhiều cây xanh.
Nói đến Champ Elysees người ta cũng thường nói đến cổng Arc de Triomphe Paris, nằm giữa trung tâm một quảng trường với 12 đại lộ quan trọng chạy lan tỏa khắp Paris. Và nếu bạn là một người mới đến, bạn hãy nhớ rõ một vài điều về giờ mở cửa. Champ Elysees từ 01/04 đến 30/09 giờ mở cửa sẽ là từ 10h sáng đến 11h tối. Tứ ngày 01/10 đến 31/03 sẽ là 10h sáng đến 10h30 tối. Đặc biệt, bạn cũng cần tìm hiểu những ngày mà đại lộ bị đóng là các ngày 01/01, 01/05, buổi sáng ngày 08/05, buổi sáng 14/07, buổi sáng 11/11, và ngày 25/12 . Các chi tiết này bạn nên nhớ nằm lòng để tránh hoài công mà chồn chân mỏi gối.
Có mặt ở đây, đại lộ Champs Elysees là bạn đã …đi qua một phần lớn những gì đẹp đẽ nhất châu Âu. Vì nhiều năm về trước Paris được xem là một đế đô hùng mạnh, một vương triều mẫu mực, với phong cách hào hoa lãng mạn bậc nhất của các đế chế. Paris thời đó còn được coi là một hang.. Cách Mạng trong đó có cả Cách Mạng bạo lực Vô Sản. Nếu lấy quảng trường Charles De Gaulle (CDG) làm điểm phân chia , thì mặt Tây của Elysees là nơi tiếp giáp với quảng trường Concorde , đại lộ mang đậm các đường nét lãng mạn cổ điển xa xưa ,với Nhà hát Kịch , các quán Cafe vỉa hè , các quán nghệ sĩ và các phòng trình diễn thời trang, nơi gặp gỡ của các mặc khách giai nhân, không khí hào hoa lãng mạn lan tỏa một vùng.
Còn mặt phía đông của đại lộ Champs Elysees nơi tiếp giáp với quảng trường Ngôi Sao(Etoit) , là khu mua sắm đương đại với các nhà hàng , khách sạn và các văn phòng đại diện thương mại. Quảng trường Concorde trước kia còn gọi là quảng trường Louis XV. Năm 1789 lúc Cách Mạng bùng nổ người dân Paris cuồng điên nổi lên đập phá tượng vua, rồi đem đặt vào đó một cái Máy Chém.
Sau khi Cách mạng dùng cái máy chém, chém được 1.119 đầu người thuộc phe bảo hoàng, thì người Cách Mạng lại quay sang chém đầu phe mình. Đến năm 1930 dân Paris bỗng nhiên lại cho dọn dẹp các đống đổ nát của Cách Mạng đau thương, rồi cho chùi lau sạch sẽ cái máy… chém đem cất nó vào nhà Bảo Tàng, từ đó quảng trường đổi tên thành công viên Concorde như ngày nay ta thấy. Còn Quảng trường Etoile được gọi là quảng trường Charles De Gaulle , nơi tọa lạc của cái cổng lịch sử L’Arc de Triomphe, Paris, do hoàng đế Napoleon xây vào năm 1806, kỉ niệm một trận đánh giữa quân đội của ông và liên quân Nga Phổ.
Trên thế giới ngày nay không thiếu gì những “Khải Hoàn Môn” như Roma Italia với cổng Constantine. Tại Berlin với cổng Brandenburg ,cũng là các địa chỉ mang nặng các dấu ấn vinh quang lẫn buồn đau cay đắng. Khải Hoàn Môn Paris, vốn dĩ trước đây nằm ở một nơi người ta gọi là “Place de l’Étoile” phía tây của đại lộ Champs-Élysées.
Chính hoàng đế Napoleon đã xây cổng này vào năm 1806, để kỷ niệm quân Pháp chiến thắng quân Anh trong trận Austerlitz. Cổng cao 50 mét và rộng 45 mét. Năm 1806 làm lễ khánh thành rơi vào thời điểm ông kết hôn với hoàng hậu Marie-Louise 1810. Khải Hoàn Môn cao 50m, rộng 45m, bề dày của cổng là 22m . Bên trong các bức tường là phòng chứa đồ , có một chỗ được dành để làm một thư viện kiêm nhà bảo tàng . Trên các bức tường có khắc 120 trận đánh và tên của 600 vị tướng lãnh lừng danh. Muốn trèo lên đỉnh cổng để nhìn xuống 12 con đường rợp bóng cây lan tỏa dưới chân, du khách phải leo lên 300 bậc thang hình xoắn sẽ nhìn thấy một phần của bờ trái sông Seine.
Cạnh Khải Hoàn Môn còn có một phiến đá màu trắng, được coi là bia mộ của một người chiến sĩ trận vong, nơi có một ngọn lửa được thắp sáng không bao giờ tắt, với một người lính đứng bồng súng đứng hầu ngày đêm.
Nhiều khách du lịch phương xa mỗi khi có dịp đến đây thường đứng lại để chiêm nghiệm…với một cảm giác bâng khuâng, khi nhìn dòng chữ : ICI , REPOSE UN SOLDAT FRANÇAISE MORT POUR LA PATRIE …” có nghĩa là: Đây là nơi an nghỉ nghìn thu của một người lính Pháp chết vì Tổ Quốc” khiến lòng ta lại thấy ngậm ngùi.
Người ta còn nói rằng cứ đến ngày mùng 05 tháng Năm mỗi năm , tức vào ngày hoàng đế Napoleon Bonaparte qua đời. Dân Paris vẫn thường tụ tập đến dưới đại lộ Champs Elysees hướng mặt về phía Tây, sẽ nhìn một hiện một khối đỏ hình tròn của mặt trời, chiếu
sáng lấp lánh qua lỗ vòm của Khải Hoàn Môn trước khi lặn

Nguồn: FB Bang Do

Similar Posts

Leave a Reply