Mặc dù trên mạng có rất nhiều hướng dẫn chi tiết về việc hoàn thiện hồ sơ khi xin VISA đi châu Âu, nhưng rất nhiều người vẫn cảm thấy băn khoăn. Vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ tất cả những thông tin mà DichauAu.net đã thu thập được trong quá trình xin VISA của mình. Nếu bạn muốn bổ sung, hãy để lại ở bên dưới bình luận nhé.
1. Những yêu cầu nào về sao kê ngân hàng?
Sao kê tài khoản ngân hàng là giấy tờ chứng minh hỗ trợ cho việc xin thị thực.
- Sao kê tài khoản ngân hàng phải được cấp bởi một ngân hàng.
- Sao kê cho tất cả các loại tài khoản ngân hàng (trừ tài khoản thẻ tín dụng) đều được chấp nhận.
- Sao kê tài khoản ngân hàng bản gốc có thể in trên mọi khổ giấy.
- Sao kê tài khoản ngân hàng cần phải có dấu mộc của ngân hàng nếu được in ra từ tài khoản thẻ.
- Nếu sao kê sổ tiết kiệm, không cần thiết có dấu mà chỉ cần mang theo bản gốc để đối chiếu tại trung tâm thị thực.
- Nếu cha mẹ của đương đơn hoặc chính đương đơn là một đại diện của một công ty, người nộp đơn cần cung cấp sao kê tài khoản ngân hàng cá nhân và chứng từ ngân hàng dưới tên của công ty.
- Các sao kê tài khoản ngân hàng nên bao gồm lịch sử tài khoản đầy đủ của 3 tháng gần đây. Nếu lịch sử sao kê không đầy đủ, nên cung cấp một thư giải trình về lý do cho trường hợp này.
- Người nộp đơn có thể cung cấp thêm các tài liệu để chứng minh nguồn tài chính bổ sung, ví dụ cổ phần chứng khoán hoặc tài khoản các quỹ.
- Lưu ý: sao kê tài khoản ngân hàng không phải là giấy chứng nhận gốc của ngân hàng trên khoản tiền gửi. Sao kê tài khoản ngân hàng phải thể hiện chính xác ngày gửi tiền và rút tiền.
- Tên của người nộp đơn phải xuất hiện rõ ràng trên các sao kê tài khoản ngân hàng được in ra bởi ngân hàng.
- Một điểm thuận lợi nếu các mục tiền lương, hưu trí được liệt kê rõ ràng trên các bản sao kê tài khoản ngân hàng.
Nguồn: https://fr.tlscontact.com/vn/SGN/page.php?pid=faq&l=vi
- Trừ những người xin thị thực mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ hay xin thị thực quá cảnh sân bay thuần túy, tất cả những đối tượng còn lại đều phải chứng minh có đủ khả năng chi trả cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến và cho việc trở về nước gốc hoặc nước cư trú, hoặc để quá cảnh sang một nước thứ ba nơi đương sự được đảm bảo sẽ được chấp nhận nhập cảnh, hoặc chứng minh có đủ điều kiện để có được các phương tiện chi trả này một cách hợp pháp.
- Trên tinh thần đó, người xin thị thực cần chứng minh có số tiền 65.52€ nhân với số ngày dự định lưu trú tại lãnh thổ Schengen. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người xin thị thực cần phải chứng minh có một khoản tiền tối thiểu là 589.68€ bất kể thời gian lưu trú là bao nhiêu ngày.
- Để chứng minh, người xin thị thực có thể nộp sao kê tài khoản cá nhân tại ngân hàng trong vòng 3 tháng trở lại đây, séc đảm bảo, séc du lịch, thư xác nhận trả tiền và thẻ tín dụng kèm theo xác minh số dư tài khoản hoặc sổ tiết kiệm cập nhật (yêu cầu tài khoản chính chủ, trừ trường hợp trẻ vị thành niên thì chấp nhận giấy tờ chứng minh mang tên bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của trẻ). Không chấp nhận xác nhận của ngân hàng hoặc sao kê tài khoản cấp qua internet.
- Trong trường hợp bên mời đài thọ toàn bộ hoặc một phần chi phí thì phải nêu rõ trong thư mời, trường hợp ngược lại sẽ được hiểu như bên được mời chi trả toàn bộ chi phí.
Nguồn: http://www.exteriores.gob.es/Embajadas/HANOI/en/InformacionParaExtranjeros/Pages/Visados/Visados.%20Documentacion%20complementaria.aspx
2. Những yêu cầu nào về bảo hiểm?
Dựa trên quy định của Khối liên minh Châu Âu (Quyết định 2004/17/CE ngày 22 tháng 12 năm 2003), sau đây là yêu cầu đối với bảo hiểm du lịch, là một giấy tờ bắt buộc cần cung cấp.
Bảo hiểm du lịch cần:
- Có hiệu lực trong khối Schengen cho trường hợp xin thị thực ngắn hạn
- Bảo hiểm du lịch của Quý vị phải có hiệu lực với giới hạn bảo hiểm ít nhất là €30,000 trong trường hợp phải đối mặt với bất kỳ khoản chi phí phát sinh nào liên quan đến việc hồi hương vì lý do sức khỏe, chăm sóc y tế khẩn cấp, hoặc điều trị cấp cứu tại bệnh viện.
- Bảo hiểm du lịch phải đảm bảo hiệu lực cho toàn bộ thời gian lưu trú trong khối Schengen.
Nguồn: https://fr.tlscontact.com/vn/SGN/page.php?pid=faq&l=vi
3. Những yêu cầu nào về hình chụp?
Hai hình chụp được yêu cầu cung cấp đối với tất cả hồ sơ xin thị thực phải:
- Hình màu trên phông nền trắng
- Kích cỡ 3.5 cm x 4.5 cm (đáp ứng tiêu chuẩn ICAO)
- Được chụp từ phía trước và không có vật cản trở, không đeo kính lẫn kính áp tròng
- Được chụp gần đây (6 tháng trở lại)
- Ảnh chụp từ phần cổ trở lên, khuôn mặt chiếm 70-80% bức ảnh
- Ảnh hộ chiếu dán vào tờ khai 1 ảnh và 1 ảnh để rời nộp kèm.
Bảng đánh dấu này của ĐSQ Pháp minh họa hình chụp không đạt yêu cầu “✗,” và hình chụp đạt yêu cầu ✓”
Lưu ý: Một số đại sứ quán khắt khe hơn trong vụ ảnh chup:
Ảnh kiểu hộ chiếu: (cỡ nhỏ nhất 3.6 x 4.7 cm, đầu người: 3.2 x 3.6cm). Chỉ duy nhất một ảnh dán vào tờ khai được yêu cầu. Xem thêm Hướng dẫn chụp ảnh của Đại sứ quán Phần Lan.
Trên mỗi đơn chỉ dán một ảnh. Xin vui lòng xem những hướng dẫn của ĐSQ Hà Lan sau đây 1 cách cẩn thận.
Quy định chi tiết về ảnh cỡ hộ chiếu của ĐSQ Phần Lan
1. Ảnh hộ chiếu có phải chính xác cỡ 36mm x 47mm không?
Yêu cầu cỡ nhỏ nhất là 36mm x 47mm, không chấp nhận ảnh không đáp ứng được yêu cầu. Các hiệu chụp ảnh có rất nhiều dụng cụ để cắt ảnh cỡ bằng lái (35mm x 45mm), nhưng cỡ ảnh này quá nhỏ. Phông nền ảnh có thể lớn hơn miễn là kích cỡ khuôn mặt trong ảnh phải đúng theo quy định. Phông nền ảnh rộng hơn thường làm cho ảnh dễ quét hơn.
2. Quy định của độ rộng trên mặt ảnh là gì?
Không có quy định riêng về độ rộng cho khuôn mặt trong ảnh, chỉ có yêu cầu về chiều cao. Nếu chiều cao của ảnh đáp ứng được yêu cầu thì không cần quan tâm đến chiều rộng của khuôn mặt trong ảnh.
3. Có cần thiết phải để thêm khoảng cách bên trên khuôn mặt trong ảnh không?
Không có yêu cầu riêng về vấn đề này trong hướng dẫn chụp ảnh hộ chiếu nhưng có quy định rõ trong tiêu chuẩn cơ bản của ảnh hộ chiếu. Trước hết, khuôn mặt phải ở giữa ảnh như yêu cầu trong hướng dẫn chụp ảnh hộ chiếu. Chiều cao của khuôn mặt trong ảnh nhiều nhất là 36mm và chiều cao ít nhất của toàn ảnh là 47mm, do đó, có ít nhất một khoảng cách tổng cộng của bên dưới và bên trên khuôn mặt (không tính tóc) là 11mm. Điều này nghĩa là quy định cho khoảng cách của bên dưới và bên trên khuôn mặt là 5.5mm. Đặc biệt, khuôn mặt của ảnh nên gần với mép trên của nền ảnh hơn là mép dưới của nền ảnh; khoảng cách giữa đỉnh đầu và mép trên của ảnh là 3-4 mm. Khoảng cách giữa cằm và mép dưới của ảnh cũng được yêu cầu như vậy.
Lưu ý rằng tóc không được tính khi ước chừng khoảng cách phía trên đầu, khoảng cách đó được đo giữa đỉnh đầu không tính tóc. Tuy nhiên, tóc có thể che khoảng cách giữa đỉnh đầu và mép trên của ảnh, trong trường hợp này không yêu cầu khoảng cách giữa đỉnh đầu và mép trên của ảnh.
4. Ảnh hộ chiếu được cắt tròn các góc có được chấp nhận không?
Nếu cỡ ảnh đạt được yêu cầu nhỏ nhất (36mm x 47mm) thì việc cắt tròn các góc thường không gây cản trở gì. Nếu cỡ ảnh chính xác là 36mm x 47mm thì ảnh sẽ khó quét hơn. Mất một ít mini mét của ảnh không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu đường tròn quanh mép ảnh quá rộng sẽ làm in bóng trên ảnh và do đó ảnh hưởng đến việc tự động xác định khuôn mặt khi quét.
5. Người trong ảnh có nhiều tóc. Ảnh có cần phải chụp hết tóc không?
Không, không cần thiết và kể cả râu cằm cũng không cần phải xuất hiện hết trong ảnh. Chiều cao cần thiết của ảnh phải là 32mm tới 36mm không tính tóc (với trẻ em dưới 11 tuổi là 25mm to 36mm). Chiều cao của đầu được đo từ đỉnh cằm đến đỉnh đầu. Nếu tóc và râu cằm che mất khuôn đầu, vị trí của cằm và đầu phải được ước lượng.
6. Có công cụ nào để đo ảnh không?
http://www.police.fi/poliisi/home.nsf/files/Mittakalvo/$file/Mittakalvo.pdf: đường dẫn này có thể được in ra và sử dụng như là một cách để đối chiếu. Có 4 thông số trong mẫu: 1) kích cỡ nhỏ nhất và lớn nhất của khuôn mặt người lớn, 2) kích cỡ nhỏ nhất và lớn nhất của khuôn mặt trẻ em dưới 11 tuổi, 3) kích cỡ nhỏ nhất của ảnh hộ chiếu và 4) kích cỡ lớn nhất của ảnh cỡ hộ chiếu.
7. Có được phép đeo tóc giả khi chụp ảnh kiểu hộ chiếu không?
Người trong ảnh có thể đeo tóc giả khi chụp nếu người đó đeo tóc giả hàng ngày, nguyên nhân có thể là do bác sỹ yêu cầu. Quy định áp dụng cho tóc giả cũng giống như tóc thật. Nghĩa là, tóc giả không được che khuôn mặt và đặc biệt là mắt.
8. Tôi có thể trang điểm đậm và đeo nhiều nữ trang trong ảnh hộ chiếu không?
Không có hướng dẫn cụ thể nào về việc trang điểm. Quan trọng là sau khi trang điểm, liệu người trong ảnh có dễ nhận diện không và điều này chỉ có thể xét theo từng trường hợp cụ thể.
9. Kính mắt gây phản quang hình ảnh và khó xử lý. Tôi nên làm gi?
Chúng tôi khuyên các bạn nên bỏ kính khi chụp ảnh hộ chiếu.
10. Người trong ảnh không thể giữ đầu thẳng đứng do bệnh lý hay thương tật. Ảnh hộ chiếu của họ nên được chụp thế nào?
Yêu cầu ảnh chụp có thể linh hoạt do những lý do y tế. Trong trường hợp này, chúng tôi chỉ yêu cầu ảnh có thể được xử lý sao cho người trong ảnh dễ nhận diện nhất.
11. Có nhất thiết cả hai tai phải xuất hiện trong ảnh không?
Người trong ảnh phải đang nhìn trực diện về phía máy ảnh. Đôi khi, hình ảnh về hai bên tai có thể giúp ta xác định liệu người trong ảnh có đang nhìn thẳng về phía máy ảnh không nhưng không nhất thiết cả hai tai phải xuất hiện đều nhau trong ảnh, nghĩa là một tai có thể hơi xa và nhỏ hơn tai kia.
12. Hướng dẫn chụp ảnh yêu cầu ảnh phải được in trên chất liệu tốt? Điều này cụ thể là gi?
Có một vài loại giấy chất lượng cao trên thị trường, đặc biệt là các loại giấy để in ảnh với máy in phun. Giấy chất lượng cao dầy và nặng hơn các loại giấy in thông thường khác. Giấy xốp, không phẳng, không mịn sẽ ảnh hưởng tới độ nét của ảnh. Giấy không nhất thiết phải là giấy in ảnh miễn sao ảnh hộ chiếu đáp ứng được các yêu cầu chụp ảnh.
13. Khi ảnh được quét, những vết đốm có thể xuất hiện mặc những vết đó không nhìn thấy trong ảnh gốc. Nguyên nhân là gì?
Vết đốm xuất hiện trên một vài loại giấy khi các giấy in ảnh này bị một lực ép tác động. Vấn đề này cũng dễ dàng được xử lý. Nếu các đốm này xuất hiện, chúng ta nên dùng một tờ giấy (độ dày bằng với độ dày của ảnh theo hướng dẫn các yêu cầu về chụp ảnh hộ chiếu) hoặc đặt một vật tương tự như vậy giữa ảnh và máy quét, việc này sẽ giúp dàn đều sức nặng của nắp máy quét, tránh cho nắp máy quét ép quá manh lên mặt kính.
14. Phông nền nào là tốt nhất?
Phông nền tốt nhất là phông màu xám nhạt. Nhưng vấn đề hay nảy sinh khi áo sơ mi hoặc màu da gần giống với màu nền bởi vì sẽ khó phân biệt được trong các bức ảnh đơn sắc. Nếu ảnh gốc là ảnh màu, phông nền màu của ảnh sẽ được lưu lại mặc dù trong trang ảnh hộ chiếu Phần Lan tất cả ảnh đều được in đơn sắc. Chúng tôi không khuyên phông nền phải trắng tinh. Phông nền tốt nhất là phông làm hiện rõ cả khuôn mặt và quần áo của người trong ảnh.
4. Các yêu cầu về hồ sơ bản gốc, dịch thuật và công chứng
- Hồ sơ được xem xét dựa trên các giấy tờ do quý vị cung cấp. Tại quầy nhận hồ sơ, không yêu cẩu nộp thêm giấy tờ bổ sung. Nếu trong hồ sơ của quý vị thiếu một văn bản, có nghĩa là quý vị không thể hoặc không muốn cung cấp văn bản đó.
- Việc hồ sơ không hoàn chỉnh có khả năng đưa đến quyết định từ chối cấp thị thực. Tuy nhiên, cung cấp đầy đủ các văn bản không bảo đảm đương nhiên được cấp thị thực.
- Khi cần thiết, đương đơn có thể được mời đến phỏng vấn và được yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ.
- Tất cả giấy tờ bằng tiếng Việt phải kèm theo bản dịch hợp lệ (có dấu công chứng của phòng tư pháp) sang tiếng Pháp hay tiếng Anh.
- Các giấy tờ khi nộp phải có kèm theo bản sao (photocopie). Bản sao sẽ được ký xác nhận hợp lệ khi trình bản chính. Phòng visa chỉ giữ lại bản sao. Bản chính được trả lại ngay cho khách.
- Các bản sao phải là cỡ giấy A4.
- Không chấp nhận văn bản là fax hay e-mail.
Nguồn: ĐSQ Pháp
- Vui lòng lưu ý bất kỳ giấy tờ nào được yêu cầu cung cấp bổ sung, mà không nằm trong danh sách các giấy tờ cơ bản cần nộp tương ứng loại thị thực mà Quý vị xin, phải đi kèm bản dịch công chứng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nếu văn bản gốc được thể hiện bằng ngôn ngữ khác.
Nguồn: https://fr.tlscontact.com/vn/SGN/page.php?pid=faq&l=vi
- Hồ sơ yêu cầu được nộp vào ngày nộp đơn. các tài liệu có thể được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan. Nếu tài liệu được viết bằng một thứ tiếng khác thì cần phải được gửi kèm bản dịch công chứng sang một trong hai thứ tiếng nêu trên.
- Trong một số trường hợp có thể yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ tài liệu khác
- Các tài liệu chính thức phải được thực hiện gần đây (3 tháng gần nhất) và được sao y, dịch thuật công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền của địa phương.
- Tải danh sách hồ sơ yêu cầu tại đây.
Nguồn: http://www.vfsglobal.com/netherlands/vietnam/Tourist_S.html
Hướng dẫn thủ tục xin cấp thị thực đi du lịch của ĐSQ Đức [pdf, 384.89k]
Các giấy tờ phải nộp kèm đơn xin thị thực Schengen của ĐSQ Tây Ban Nha
- Nếu là lao động làm công ăn lương, người xin thị thực sẽ phải nộp giấy ghi rõ số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã thẻ bảo hiểm y tế của Việt Nam và, ngoài các giấy tờ nêu trên, nộp thêm giấy đồng ý cho nghỉ phép.
Dịch thuật ở đâu?
- Tại các Ủy ban Nhân dân cấp quận/huyện của Việt Nam có danh sách các phiên dịch viên chính thức đối với nhiều loại ngoại ngữ khác nhau. Tại Hà Nội, bạn cũng có thể tìm tới dịch vụ dịch thuật của Trường Đại học Hà Nội (HANU), với các thông tin liên lạc như sau:
Số điện thoại cố định: (+84) (0)4 3554 1794
Số điện thoại di động: (+84) (0) 986 376 664
e-mail: translation.khoatbn@gmail.com
5. Những yêu cầu nào về thời hạn của hộ chiếu?
Trước khi nộp hồ sơ xin thị thực, bạn cần đảm bảo hộ chiếu phải còn hạn.
- Kiểm tra ngày hết hạn trên hộ chiếu. Đối với thị thực ngắn hạn (dưới 90 ngày), ngày hết hạn không sớm hơn 90 ngày sau ngày trở về từ khối Schengen.
- Chắc rằng hộ chiếu của Quý vị còn từ hai đến hơn hai trang trắng và không đánh dấu là trang dành cho thị thực.
- Chắc chắn rằng hộ chiếu của Quý vị không bị thay đổi. Kiểm tra chắc chắn không có trang nào hoặc bề mặt nào bị ép (như vậy hộ chiếu sẽ mất hiệu lực). Kiểm tra việc tẩy xóa hoặc thay đổi.
- Nếu hộ chiếu đã được cấp trên 10 năm, thậm chí là còn hạn tính tới thời điểm nộp đơn xin thị thực, bạn cần phải xin cấp hộ chiếu mới từ trước khi nộp đơn xin thị thực.
- Không nên nộp đơn xin thị thực trên cùng một hộ chiếu được cấp cho nhiều người (giữa cha mẹ và con cái với nhau).
6. Điền và in mẫu đơn xin VISA?
Nếu có ý định xin cấp thị thực đi Hà Lan, quý vị có thể tải Mẫu đơn xin cấp thị thực tại đây.
Lưu ý:
- Mẫu đơn xin cấp thị thực gồm có 3 trang.
- Mẫu đơn sẽ được in hai mặt
Nguồn: http://www.vfsglobal.com/netherlands/vietnam/Tourist_S.html
7. Thông tin về chuyến đi, chỗ ở
Xác nhận chỗ ở tại tất cả các khách sạn hoặc cơ sở công cộng khác nếu định lưu trú tại khách sạn hoặc các cơ sở này.
Trong mọi trường hợp, nếu ngoài máy bay ra còn di chuyển bằng phương tiện đường bộ hoặc hàng hải hoặc thuê xe thì phải nộp thêm các đặt vé và hóa đơn tương ứng. Trường hợp vẫn chưa có đặt vé và hóa đơn thì trong bản mô tả hành trình phải ghi cụ thể loại phương tiện di chuyển dự kiến, hành trình và ngày giờ cụ thể. Nếu dự định di chuyển bằng ô tô cá nhân thì phải nộp thêm giấy phép lái xe và bảo hiểm phương tiện.
Nguồn: ĐSQ Tây Ban Nha
Thông tin liên hệ trực tiếp bộ phận nhận hồ sơ để hỏi chi tiết
- Tổng đài tiếp nhận cuộc gọi của TLScontact: + 84 (04) 3939 2662. Từ thứ hai đế thứ sau từ 8 giờ đến 16h30. Giải đáp tất cả những thắc mắc bằng tiếng anh, tiếng pháp và tiếng việt. Bạn sẽ được yêu cầu nhập số điện thoại của mình để nhân viên tổng đài có thể gọi lại cho trong ngày.