Nằm chạy dọc giữa biên giới Moldova và Ukraine, có một dải đất nhỏ ít người biết đến, được gọi là Transdniestria. Transdniestria không được Liên Hiệp Quốc công nhận, nên nó không phải là một quốc gia.

Đây là nhà của hơn nửa triệu người, được quản lý bởi một chính phủ độc lập, có tiền tệ và hiến pháp riêng, cũng như một quân đội thường trực. Sống ở đất nước này là chuỗi ngày không được quốc tế công nhận, mãi đi tìm tính chính danh cho mình.

Được biết đến với tên gọi chính thức là Cộng hòa Pridnestrovia Moldova (PMR), Transdniestria theo pháp lý là một phần thuộc Moldova. Tuy nhiên, học giả Dennis Deletant người Đông Âu cho biết, những phần tử li khai đã giành được độc lập cho đất nước từ cuộc nội chiến Moldova năm 1992.

Transdniestria hiện vẫn đang trong tình trạng chiến tranh lạnh, là bởi dù chiến tranh đã kết thúc ở đây từ 25 năm trước, nhưng chưa có một hiệp định hòa bình nào chính thức được ký kết.

Ngày nay, Transdniestria luôn được tuần tra bởi 1.200 binh lính thuộc lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga. Đất nước này chỉ mới thực thi việc ngừng bắn, thực tế nó vẫn còn trong tình trạng chiến tranh và tình hình đất nước không thực sự thoải mái.

Tiếng Nga là một trong ba ngôn ngữ chính của vùng lãnh thổ này, hai tiếng kia là Rumani và Ukraina.

Mảnh đất này có toàn bộ những thành tố của một quốc gia độc lập – nhưng “quốc gia” này không độc lập.

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 1
Có thể thấy những khẩu hiệu thời Xô Viết thế này khắp nơi ở Transnistria. Trong ảnh là khẩu hiệu: “Cám ơn các bạn đã cho chúng ta bầu trời hoà bình”

Vùng đất Transnistria tuyên bố độc lập và tách khỏi Moldova vào năm 1990, và sau đó 2 năm một cuộc chiến tranh nổ ra. Transnistria có quốc kỳ và thậm chí là quốc huy riêng, nhưng bạn sẽ khó có thể tìm được tấm bản đồ nào in riêng hình “quốc gia” này, và không một thành viên nào trong Liên hợp quốc công nhận sự hiện diện của Transnistria.

“Đó thực sự là một bi kịch”, Justin Bartion nói. Anh là nhiếp ảnh gia người Anh đã tới thăm vùng đất này để thực hiện bộ ảnh The Transnistrian Patriot (Những con người Transnistria yêu nước).

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 2
Nikolay Smolenskiy, Trung tá cảnh sát và Chuyên gia Hình pháp Transnistria

“Có nhiều người rất yêu nước ở đây, và cũng có những người khác đang mắc kẹt trong nghịch lý ấy. Họ đang bị cô lập khủng khiếp”, anh cho hay. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1990, khi Moldova tuyên bố tách ra khỏi Liên Xô.

Transnistria là nơi cư trú của rất nhiều người Nga, cũng như những người nói tiếng Nga, và họ cảm thấy bị cô lập về mặt văn hóa và chính trị trong quốc gia Moldova mới này. Họ tuyên bố độc lập, hy vọng thành lập một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa và muốn được tiếp tục là một phần của Liên Xô.

Một cuộc chiến tranh nổ ra, và sau một hiệp định ngừng bắn được ký kết sau đó hơn 4 tháng. Liên Xô đã tan rã ở thời điểm ấy, và cuộc xung đột này chưa bao giờ được giải quyết mặc dù Moldova đã cho phép Transnistria hưởng quyền tự trị.

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 3
Alexandr Sirotin, Nhà vô địch Judo Transnistria

Lá cờ của Transnistria vẫn có biểu tượng búa liềm và thường xuyên bay bên cạnh lá cờ của Nga. Đồng rúp Transnistriađược in chân dung của những người Nga nổi tiếng, ví dụ như tướng Alexander Suvorov hay nữ hoàng Ekaterina đại đế.

Một bức tượng lớn của Lenin vẫn đứng ở cổng vào của tòa nhà Xô-viết Tối cao. Những tấm chân dung của Stalin và Putin phổ biến như chân dung của tổng thống Transnistria, Yevgeny Shevchuk.

Nga cung cấp khí đốt miễn phí cho Transnistria, cũng như bổ sung quỹ lương hưu cho người dân ở “quốc gia” này. Ngoài ra, tại Transnistria còn có 1.000 quân nhân Nga làm nhiệm vụ giám sát thỏa thuận ngừng bắn ở đây.

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 4
Nina Shtanski, cựu Ngoại trưởng Transnistria

Tuy nhiên, Nga vẫn chưa chính thức công nhận “quốc gia”ly khai này và dường như cũng không có ý định đó, và đương nhiên Moldova cũng không muốn công nhận nền độc lập của Transnistria. “Mặc dù Transnistria tuyên bố độc lập, nhưng “quốc gia” này không thể có được độc lập, trừ khi Moldova công nhận điều này – một kịch bản rất khó xảy ra”, Thomas de Waal, một nhà báo và một chuyên gia về Đông Âu, nhận định.

“Trong tương lai dường như hiện trạng của Transnistria chỉ có thể diễn tiến theo hai hướng – một “quốc gia trong bóng tối” với địa vị không được công nhận, hoặc một thỏa thuận liên minh với Moldova”.

Nhiếp ảnh gia Barton bắt đầu cảm thấy hứng thú với Transnistria vào năm 2014, khi anh đang làm việc tại Ukraine. Lúc ấy, anh nghe nói rằng Transnistria đang sản xuất những đồng tiền xu bằng chất dẻo mới nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.

Barton bắt đầu đọc tất cả những thứ liên quan tới Transnistria và quyết tâm đặt chân tới thăm đất nước này để chụp những cư dân của nó. Phải mất một tháng, KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia) của Transnistria, mới cho phép Barton thực hiện dự định này, bao gồm cả việc chụp những lãnh đạo cao cấp của Transnistria. Người vợ Nga của Barton đã trợ giúp cho anh rất nhiều.

Anh dành tổng cộng hơn hai tuần ở Transnistria trong hai lần đến thăm đất nước này. Rất nhiều người Barton chụp là những người cực kỳ yêu nước. Ở Tiraspol, Barton tìm thấy một cửa hàng đồ mỹ ký nhỏ do Natalia Yefremova làm chủ, cửa hàng ấy bán những bức tượng bán thân của Stalin và Putin.

Barton cũng chụp ảnh Igor Nebeygolova, đại tá KGB và chỉ huy trung đoàn Cossack. Trong văn phòng của Igor Nebeygolova, Barton kể lại, anh nhìn thấy nhữnglá cờ lớn của nước Nga Sa hoàng, của Liên bang Xô-viết và củaTransnistria.

Barton chụp khoảng 20 người tất cả, và anh thích chụp với khung hình thật rộng để khắc họa nhiều hơn về những con người và cả khung cảnh chung quanh họ. Toàn bộ bộ ảnh của Barton chứa đựng một nỗi buồn man mác.

Không quốc tịch là tình trạng chẳng hề dễ chịu một chút nào, và không phải tất cả người dân Transnistria đều lạc quan về tương lai của đất nước mình. Anastasia Spatar, một cô gái 23 tuổi, nói rằng cô chưa bao giờ ra khỏi Transnistria, và khi được Barton hỏi về quê hương của mình, cô không giấu được nỗi buồn. “[Cô ấy nói] cô ấy có thể bật khóc”, anh kể lại.

Barton tìm thấy những trải nghiệm chưa bao giờ có ở Transnistria, một “quốc gia” không “tồn tại”. Anh kể lại một cuộc trò chuyện với một người dân ở Transnistria – “Chào mừng đến không đâu cả”, ông ta nói với Barton.

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 5
Andrey Voropal, người đứng đầu đội đua thuyền Transnistria

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 6
Anastasia Spatar, sinh viên 23 tuổi tại Transnistria, cô chưa bao giờ đi ra khỏi vùng đất này

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 7
Igor Nebeygolova, Đại tá KGB và chỉ huy Trung đoàn Cossack tại Tiraspol

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 8
Irina Smirnova, Giám đốc Bảo tàng Bi kịch Quốc gia tại Bendery
Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 9
Sergey Cheban, phát ngôn viên của Xô-viết tối cao Transnistria

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 10
Tatyana Syarova, Tổng biên tập Kênh 1, Đài truyền hình Transnistria
Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 11
Trưởng phòng Đăng ký Kết hôn Transnistria
Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 12
Andrey Smolensky, người điều hành tour du lịch duy nhất tại Transnistria

Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 13
Nadezhda Bondarenko, biên tập viên báo Pravda (Sự thật) Transnistria

 Chuyen ky la ve mot quoc gia Xo Viet van dang ton tai, nhung khong duoc thua nhan hinh anh 14

Natalia Yefremova, nhân viên bán hàng Cửa hàng Lưu niệm Yêu nước Transnistria

Sau khi Liên Xô tan rã vào đầu thập niên 1990, Moldova tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, vùng Transnistria cũng muốn có tự do của riêng khu vực này. Vùng này đã trải qua cuộc chiến đẫm máu vào năm 1992 để giành quyền tự trị với Moldova. Tuy nhiên, đến nay, Liên Hợp Quốc và các nước thành viên của tổ chức này vẫn chưa chính thức công nhận Transnistria. Vào ngày 23/3 hàng năm, Transnistria tổ chức kỷ niệm Ngày Quân đội Liên Xô tại thành phố Tiraspol, thủ đô của vùng này.
Vào ngày 23/3 hàng năm, Transnistria tổ chức kỷ niệm Ngày Quân đội Liên Xô tại thành phố Tiraspol, thủ phủ của vùng.

Cuoc song o quoc gia khong duoc quoc te thua nhan hinh anh 1

Thủ đô Tiraspol, địa phương đông dân nhất ở Transnistria (135.000 người), vào mùa đông.
“Thủ đô” Tiraspol, địa phương đông dân nhất ở Transnistria (135.000 người), vào mùa đông.
Cuoc song o quoc gia khong duoc quoc te thua nhan hinh anh 2
Nhiều di sản từ thời Liên Xô vẫn còn duy trì đến ngày nay.Transnistria nằm dọc dòng sông Dniester chảy giữa Moldova và Ukraine. Con sông rất quan trọng vì nó phục vụ sản xuất nông nghiệp và các hoạt động giải trí của người dân. Vào mùa hè, người dân thường tụ tập tắm sông hoặc tắm nắng.
Cuoc song o quoc gia khong duoc quoc te thua nhan hinh anh 3
Transnistria có thành phần dân tộc rất phong phú, bao gồm người Moldova, Nga, Ukraine, Đức, Armenia và Romania. Anton Polyakov, một người dân Transnistria, tự hào vì là thế hệ đầu tiên của “quốc gia” này. “Dù ‘đất nước’ chúng tôi không được thừa nhận, chúng tôi luôn xem đây là tổ quốc”, ông nói.
Cuoc song o quoc gia khong duoc quoc te thua nhan hinh anh 4
Mỗi người Transnistria đều có quốc tịch tại hai hoặc ba quốc gia láng giềng. “Đất nước chúng tôi là điển hình hoàn hảo về cách người dân quốc tịch khác nhau, tín ngưỡng và văn hóa khác nhau, có thể cùng chung sống”, ông Polyakov nói.
Cuoc song o quoc gia khong duoc quoc te thua nhan hinh anh 5
Một người đàn ông đi xe buýt ở Tiraspol.
Cuoc song o quoc gia khong duoc quoc te thua nhan hinh anh 6
Trẻ em vui chơi dưới tượng đài tướng Suvorov tại Tiraspol. Ông Suvorov vốn là người Nga đã sáng lập thành phố sau cuộc chiến chống Đế quốc Ottomans (hay Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 1792.
Cuoc song o quoc gia khong duoc quoc te thua nhan hinh anh 7
Cuộc sống nông thôn ở ngoại ô Tiraspol.
Cuoc song o quoc gia khong duoc quoc te thua nhan hinh anh 8
Các thí sinh tham gia một cuộc thi thể hình. Người dân ở đây rất chăm chỉ tập thể dục và đặc biệt yêu thích môn thể hình.
Cuoc song o quoc gia khong duoc quoc te thua nhan hinh anh 9
Tuy nhiên, Transnistria đang đối mặt với tình trạng người trẻ buộc phải rời đất nước để sang các quốc gia láng giềng học tập hoặc làm việc. Những người ở lại chấp nhận thực trạng thất nghiệp, lương thấp…
Polyakov cho biết:
Polyakov cho biết: “Nhiều người vẫn nghĩ Transnistria là một đất nước khép kín và lối sống không thay đổi so với thời Liên Xô. Tuy nhiên, tôi muốn thay đổi quan điểm này và giới thiệu với mọi người về cuộc sống tại nơi có nhiều nét đặc biệt”.

Làm cách nào để đi du lịch Transnistria?

Để đến với Transnistria, bạn chỉ có cách là đi thẳng đến nó, bằng đường bộ do không có chuyến bay nào đến đất nước này. Do Transnistria không có sân bay chở khách quốc tế nên vậy cách tốt nhất là bay tới Chisinau ở Moldova và đi đường bộ tới Transnistria, hoặc bạn cũng có thể bay đến Odessa ở Ukraine và đi bằng xe buýt tới Transnistria.

Tuy nhiên, hãy nhớ bạn đi vào bằng đường nào thì hãy ra bằng đường đó, nếu không muốn bị gặp rắc rối do thủ tục hải quan ở đường biên giới.

Transnistria regionmap.png

Bạn có thể tham khảo 2 bài viết sau đây (bằng tiếng Anh) để tìm đến quốc gia bị lãng quên này nhé

 

Lịch trình của tất cả các xe buýt từ Chisinau đến Tiraspol.

Xe buýt từ Chisinau đến Tiraspol mất khoảng 2 giờ từ thành phố này đến thành phố khác, bao gồm đường biên giới. Từ biên giới đó là một chuyến đi ngắn, có thể mất nửa giờ tới Tiraspol – thủ phủ của Naddistria.

Một cách dễ dàng hơn để vào Transnistria là sử dụng một chuyến tàu như sau đó không có sự kiểm soát nào cả. Có một chuyến tàu mỗi ngày, kết nối Chisinau với Odessa , dừng ở cả Bendery và Tiraspol. Nó rời khỏi Chisinau khoảng 7.30 sáng và mất 2 giờ để đến Nadu-ri-ri, theo hướng ngược lại vào buổi chiều. Nhưng nếu bạn vào lãnh thổ bằng tàu hỏa thì bạn cũng phải đi bằng tàu hỏa!

Theo VTC, Zing

Similar Posts

Leave a Reply