Bốn cô gái Phương Thu, Thơ Nguyễn, Quỳnh Vy và Mỵ Nguyễn vừa kết thúc hành trình 10 ngày đi qua 3 nước Pháp – Ý – Hy Lạp. Họ đã có chia sẻ rất thú vị về kinh nghiệm đi lại ăn ở đây. DichauAu.net xin trích đăng lại để bạn đọc có những bài học quý báu cho chuyến đi sắp tới của mình nhé.
Từ lúc nhà có visa tới lúc đi mình cũng ko có nhiều tg chuẩn bị vì vừa đi làm lại ko có ai phụ gì nên toàn bộ kế hoạch đi đâu, như thế nào, ở đâu đều do tự mình đảm nhiệm hết. Do vậy cũng có nhiều cái đi rồi mới phát hiện hơi bị ngu ngu. Nhưng nhìn chung là chuyến đi đã diễn ra suôn sẻ và ko có sự cố đáng tiếc nào.
1. Hành trình:
Đầu tiên là mở cái bản đồ châu Âu ra coi mình muốn đi nước nào. Cứ xác định nơi muốn đi trước đã vì cách gì cũng có phương tiện đi qua chỗ đó. Giao thông châu Âu thuận tiện lắm rồi. Nhưng mà nhớ coi kèm giá cả nhen hehe. Mình quyết định đi theo route từ Pháp xuống vì phía dưới Ý và Hy Lạp vẫn còn nắng ấm, trời đẹp lại ko phải mùa du lịch cao điểm nên giá cả cũng dễ thở hơn.
2. Mua vé cho chuyến đi:
Khởi hành từ Tilburg Hà Lan (nơi mình đang sống) –> Breda HL (train) –> Paris (express bus đêm) –>Venice (flight) –> Rome (express bus) –> Santorini (flight-transit Athens) –>Amsterdam (flight-transit Athens) –>Tilburg (train). Bus và máy bay mình search qua web/app GoEuro có so sánh với Skyscanner. Được cái giao diện của GoEuro khá thân thiện và có thể suggest cho mình loại phương tiện phù hợp tuỳ theo filter giá cả/thời gian.
Sau khi chọn được phương tiện phù hợp, nó sẽ chuyển qua trang đặt vé của hãng đó hoặc 1 số agency. Mình đã đặt vé máy bay cho nhà bay qua SG-HL và từ Santorini về Amsterdam trên agency Mytrip của Hy Lạp theo giới thiệu của GoEuro vì thấy bên này có giá khá tốt, tốt hơn cả đặt trực tiếp trên site chính hãng. Chỉ bực cái là phải trả bằng thẻ tín dụng chứ thẻ debit nội địa của HL nó ko chấp nhận.
3. Thời gian:
Paris (2.5 ngày), Venice (1.5 ngày), Rome (2.5 ngày), Santorini (2 ngày) ko tính thời gian di chuyển qua lại giữa tỉnh/nước. Tính trung bình dù đi bus hay máy bay thì tổng thời gian di chuyển cũng khoảng 6 tiếng bao gồm checkin checkout.
4. Thông tin tham khảo:
Mình chắc chắn ko phải là pioneer rồi nên internet là cứu tinh ko thể thiếu. Recommend là trước khi làm plan mấy bạn đọc nhiều vô. Mình đọc toét con mắt từ travel blog, wikitravel, tripadvisor… kiểu ko bổ dọc cũng bổ ngang, vừa shape cho mình được kiến thức tổng quát vừa có nhiều tips bổ ích cho mỗi nơi mình định đi qua. Đặc biệt trên Wikitravel có nêu thủ đoạn lừa đảo hay móc túi ở Paris và Rome để mình tự cẩn thận và ko bị trở thành nạn nhân bất đắc dĩ nha. Travel blog mấy bạn có thể search travelpx, 5contigents4oceans, fernweh by linhngo đều là những blog viết tốt và chi tiết.
5. Sim điện thoại
Có nhiều người bảo ko cần phải có 4g vì ở nhà trọ đã có wifi nhưng cá nhân mình thấy mua sim là cực kì cần thiết. Ngoại trừ việc bạn lên kế hoạch chi tiết tới mức đi ga nào về ga nào qua đường nào thì hết nói được. Chứ bản thân mình thấy mình rely vô google map cực nhiều luôn. Nhất là những lúc lang thang vô định tới ko biết đường quay về thì google map quả là cứu tinh nhân loại. Điểm hay của google map nữa là nó suggest cho bạn đầy đủ thông tin đi tàu/tram/bus nào theo hướng nào, đổi tàu/tram/bus ở đâu cho tới nơi muốn đến luôn. Do vậy, dù đã cài các apps tuyến metro/tram/bus của Paris và Rome nhưng cuối cùng 90% mình vẫn xài google map. Tất nhiên có nhiều lúc nó cũng bị sai nhưng ko đáng kể.
Bạn có thể mua sim prepaid, như mình dùng gói 10e/tháng có 1gb 4g của Vodafone.
6. Nơi ở:
Do đi đông nên mình ưu tiên chọn apartment vừa nấu ăn được vừa giặt giũ được (vì ko đem nhiều quần áo). Tất nhiên Airbnb là lựa chọn hàng đầu để book phòng. Tuy nhiên cuối cùng sau khi so sánh giá cả và và các yếu tố khác như vị trí và độ thuận tiện, mình book Airbnb.com cho Paris và Venice, Booking.com cho Rome và Santorini.
- Đăng ký tài khoản, nhận 15 EUR miễn phí khi đặt phòng Booking.com
- Đăng ký tài khoản, nhận ngay 21 EUR khi đặt phòng tại Airbnb cho chuyến đi du lịch châu Âu
- KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI SỬ DỤNG AIRBNB LẦN ĐẦU ĐẶT PHÒNG KHI ĐI DU LỊCH CHÂU ÂU
Lưu ý khi book phòng phải đọc review cho kỹ , đọc càng nhiều review càng tốt kèm theo search google map để xem vị trí có gần trạm metro/bus/tram, siêu thị… ko. Khoảng cách hợp lý là dưới 5 phút đi từ nơi ở đến trạm metro/bus/tram.
– Paris: có hơn 20 quận. Thực ra ở quận nào thì bạn cũng có thể dễ đang đi vào trung tâm miễn là ở gần trạm giao thông công cộng. Mình thuê căn hộ ở quận 11 và chỉ cách metro 100m.
– Venice: giá phòng trung bình ở Venice khá đắt. Nếu bạn ở trung tâm đảo chính Venice (nơi có kênh đào) thì giá còn chát hơn nhiều. Mình chọn ở Mestre là phần đất liền tuy vậy vẫn có thể đi bus/tram đi thẳng qua đảo chính khá tiện mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Do thời gian ở Venice ngắn nhất nên mình lựa chọn option rẻ nhất mà mình có thể tìm được. Đủ tiêu chí gần trạm, có chỗ ngủ và toilet (ko có bếp và máy giặt).
– Rome: căn hộ ở Rome là cái có thiết kế đẹp nhất dù chỉ có trên dưới 30m2 thôi nhưng hiện đại và cảm giác tương đối rộng rãi cho 4 ng. Lúc đầu định đặt phòng ở gần Termini (nhà ga trung tâm) nhưng đọc review thấy khu vực này buổi tối quá bất ổn nên quyết định đi ra phía ngoài một chút. Lưu ý là khi đặt phòng phải xem kỹ có bị tính thuế lưu trú và tiền checkin trễ hay ko. Thuế lưu trú thì khi đặt phòng mình đã biết nhưng lại ko thấy/hoặc ko đọc kỹ phần tiền checkin trễ sau 20:00. Trong khi xe bus của mình từ Venice tới Rome lúc 21:30 mới ác. Lúc đặt phòng lại còn chọn option ko huỷ ko hoàn để cho rẻ nên đành chơi chiến lược năn nỉ chủ nhà. Thương lượng qua lại cuối cùng nó cùng đồng ý giảm 50% phí checkin trễ. Haiz!
– Santorini: đảo này có 2 làng nổi tiếng nhất là Fira và Oia. Giá phòng ở Oia mắc hơn Fira chút nên mình chọn ở Fira. Chỗ mình trọ là khách sạn, tuy nhiên phòng gia đình của nó vẫn có bếp để nấu nướng. Vừa tiện là nằm ngay cạnh khu mua sắm sầm uất của Fira và bus centre nên đi Oia hay Red Beach đều tiện.
7. Ăn uống:
Phần này ko có gì đặc biệt để share. Nói chung ở mỗi nơi mình cố gắng có ít nhất một bữa ăn đặc sản địa phương. Tuy nhiên mẹ và dì ko hợp đồ tây lắm nên thường là tụi mình đi siêu thị về tự nấu nướng. Ngoài mấy ngày đầu ăn bánh mì thì lúc sau cơm nước đầy đủ ko thua gì ở nhà hehe
8. Tham quan: tới thành phố nào thì mở bản đồ chỗ đó ra và bắt đầu khoanh vùng khu vực cho mỗi ngày, chỗ nào gần nhau thì gom vào 1 cụm. Cũng tuỳ theo sự dẻo dai của mấy bạn mà mấy bạn chọn đi nhiều hay ít. Google trips cũng là 1 apps tốt giới thiệu địa điểm tham quan nổi tiếng. Trung bình 1 ngày tụi mình đi bộ khoảng 7-10 cây và ít nhất là 3 điểm tham quan.
Lịch trình mình đã đi để các bạn tham khảo:
– Paris: ngày 1 (tháp Eiffel và Khải hoàn môn), ngày 2 (Louvre Pyramid, vườn hoa Tuileries, quảng trường Concorde, đại lộ Champs Elysees, nhà thờ Đức Bà, vườn hoa Luxembourg), ngày 3 (đồi Monmarte, nhà thờ Sacre Coeur, quảng trường Place du Tertre)
– Venice: ngày 1 (đi vòng vòng trong Venice), ngày 2 (đảo Murano). Ban đầu tính chỉ đi đảo Burano (đảo xa hơn và đẹp hơn Murano) thôi rồi về luôn, ai dè xui xui ngày đó sương mù quá chừng nên cuối cùng chỉ đi được Murano rồi về lẹ cho kịp chuyến bus. Tuy nhiên suggest các bạn là nếu tới Venice thấy ngày nào nắng ấm thì tốt nhất là leo lên thuyền đi đảo luôn rồi ngày còn lại dạo Venice chứ đừng như mình kẻo lại tiếc.
– Rome: ngày 1 (Vatican City, Piazzale del Popolo), ngày 2 ( Colosseums, Roman Forum, Palestine Hill, Trevi Fountain, Spanish Steps, đền Pantheon, một số quảng trường lân cận), ngày 3 (tính đi nhà thờ Maria Maggiore nhưng cuối cùng ngủ nướng quá nên ko đi nữa mà sắp đồ đặng trả nhà bay qua Hy Lạp)
– Santorini: ngày 1 (bắt bus tới Imerovigli rồi đi bộ men theo sườn núi về lại Fira, trên đường đi tất nhiên sẽ thấy những ngôi nhà màu trắng nằm xinh đẹp, chiều bắt bus tới Oia đi dạo và ra mũi cực tây ngắm hoàng hôn), ngày 2 (bắt bus đi theo hướng Akrotiri đi biển đỏ, chiều về di dạo lại khu centre của Fira và ngắm hoàng hôn lần nữa)
9. Đi lại trong thành phố: Nếu ngày nào đi nhiều thì mua vé ngày cho tiện.
– Paris: 2 ngày đầu mình mua vé ngày (7.5e/ngày), ngày cuối do đi ít nên chỉ mua vé T plus (sấp 10 vé lẻ giá 15.5e) cho mỗi người 2 vé đi về là đủ. Tất cả các điểm tham quan nổi tiếng đều tập trung zone 1-2 nên mua vé 2 zone này là đủ. Ra sân bay thì mình mua vé tàu RER giá 10e luôn vì nằm tận zone 5. Lưu ý là hệ thống metro ở Pháp khá phức tạp hơn các nước khác bao gồm metro và tàu RER chuyên đi ra sân bay với ngoại ô. Tuy nhiên có 1 số chuyến RER cũng chạy vô nội ô được luôn nhé. Lưu ý nữa là ga tàu ở Paris khá cũ nên ko có nhiều thang máy, vác mấy cái vali lên xuống cầu thang cũng lòi họng nha mấy bạn.
– Venice: nếu xác định đi đảo thì mấy bạn mua luôn vé ngày 20e dùng được cho toàn bộ tram/bus/water taxi ra 2 đảo Murano và Burano luôn. Còn ko thì chỉ mua vé chuyến 1.5e cho 1 lượt đi bus/tram. Lưu ý mua vé ở quầy vé/sạp báo/ máy bán vé chứ đừng ngơ ngác như mình lần đầu lên bus mua vé là mắc gấp đôi nha. Một lưu ý nữa là ở Venice có 2 trạm đi express bus đi các thành phố khác, 1 trạm ở ngay Mestre station và trạm kia nằm ngay cửa ngõ đi vô đảo chính Venice gọi là Tronchetto. Nếu bạn nào ở Mestre thì khi đặt vé nhớ chọn đón ở Mestre station, đừng như mình ko để ý chọn Tronchetto vì cứ tưởng nó nằm trong trung tâm là chạy sấp mặt nha. Cái station Tronchetto này là tổ hợp ga của bus/train và tàu thuỷ nữa. Ko chỉ rộng mà đi bộ từ cổng vào đến chỗ đón bus là cả cây số đó. Bữa đó tới Tronchetto mà hơn 15 phút tìm hoài ko ra chỗ đón bus, gặp ngay mấy người Ý ko biết nói tiếng anh nữa mới khổ. Tới lúc tìm được cái trạm bus thì còn mấy phút nữa xe chạy, thế là cả mẹ cả con cả vali hành lý mấy chục ký chạy muốn tắt cmn thở luôn.
– Rome: vé lẻ của Rome khá tiện và rẻ, chỉ có 1.5e được sử dụng trong vòng 100 phút ko giới hạn bus/tram nhưng chỉ được đi 1 chuyến metro thôi nha. Hôm bữa mấy mẹ con đi tham quan nhưng tận dụng vé này nên cả đi về chỉ tốn 1.5e hehe. Mình ko mua vé ngày ở Rome vì thấy đi vé lẻ vẫn tiết kiệm hơn nếu tính toán route hợp lý. Đi ra sân bay từ ga trung tâm Termini có thể đi tàu nhanh 14e, tàu chậm 8e hoặc bus 6e. Cuối cùng mình chọn bus vì thời gian cũng bằng tàu chậm mà ko cần đổi tàu lằng nhằng. Đi thẳng xuống bên hông phải của Termini là dãy xe bus đi sân bay của nhiều hãng khác nhau. Mấy bạn mua vé tại xe rồi lên ngủ một giấc là thấy tới sân bay liền luôn. Đi bus/tram ở Ý nhớ validate vé nha. Ko có ai soát vé đâu nhưng bất ngờ kiểm tra mà phát hiện mình ko stamp vé hoặc trốn vé là bị phạt khá tiền đó.
– Santorini: lúc đầu mình còn tính thuê xe máy tự chạy nhưng cuối cùng ko đem theo bằng lái với nó đòi bằng lái phải có tiếng anh nên thôi dẹp luôn, chuyển qua đi bus cho lành. Nếu ở Fira thì cứ ra ngay bus centre station đón xe. Xe chạy liên tục theo 5 hướng trên đảo cả ngày nhưng theo các khung giờ định sẵn. Bạn có thể hỏi khách sạn để xin time table của bus. Giá vé dao động từ 1.8-2.5e/chiều tuỳ chuyến xa gần bán trực tiếp trên xe luôn.
10. Chi phí:
Mình chưa tính chi tiết nhưng roughly khoảng 700euro chưa tính shopping đồ lưu niệm các thứ, đã bao gồm ăn ở đi lại toàn bộ 10 ngày.
Lần đầu tiên đi liên tục dài ngày như vậy nên cũng thấy nhớ nhà (ở HL) lắm rồi. Mai với mốt cũng phải tranh thủ dắt mọi người đi vài chỗ nữa ở HL rồi tiễn về lại VN. Xong mình lại cố gắng rong ruổi tiếp 1 mình thôi hehe. Dù sao cuộc đời cũng là những chuyến đi mà. Đi được tới đâu thì cứ đi thôi. Bài dài quá nhưng hy vọng giúp ích cho những ai đang muốn phượt châu Âu. Ai thấy hữu ích thì cứ tự nhiên share nha.
Thanks for reading. Peace! ✌✌✌
Theo FB Phương Thu